🧠 Làm thế nào để bắt đầu học một kĩ năng mới ? 🧐

🎯 Mẹo để học những kĩ năng mới

🧠 Làm thế nào để bắt đầu học một kĩ năng mới ? 🧐

Đã bao giờ bạn lên kế hoạch học gì đó mới chưa, những vẫn do dự để bắt đầu? Thậm chí bạn biết rằng bạn rất thích nó, bạn rất muốn học nó. Học một kĩ năng mới không phải là viết quá dễ dàng đối với tất cả mọi người, vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì trước khi quyết định học một kĩ năng mới, hãy tìm ra câu trả lời trong bài viết hôm nay. 🤩

Bạn có thể đọc bài viết này bằng Tiếng Anh ở đây.

Sự trì hoãn

Khi chúng ta có suy nghĩ định học một kĩ năng mới, sẽ có một chút áp lực được chèn vào trong não, cũng chính nơi đó kích hoạt cảm giác đau cho cơ thể chúng ta, vì vậy khi định học điều gì đó khiến chúng ta có cảm giác hơi lo sợ và e ngại vì đâu ai muốn tự làm bản thân mình đau 🤕. Nhưng nếu cứ giữ suy nghĩ đó thì chúng ta sẽ không thể bắt đầu một điều gì mới cả, vì vậy... hãy cứ làm đi, sẽ không ai có thể giúp chúng ta làm điều đó cả, một khi đã bắt đầu vào việc rồi thì cơn đau và những sợ sệt tự khắc sẽ qua đi 💪🏼.

Một lí do khác của sự trì hoãn là sự tập trung và chú ý của chúng ta. Khi gặp vấn đề lúc đang học hay luyện tập kĩ năng mới, khiến chúng ta có cảm giác thất vọng và nản, thế là chuyển sự chú ý của chúng ta sang những thứ khác. Chúng ta có cảm giác thất vọng vì không đạt được mục tiêu mà bản thân đề ra, thế là sự tập trung bị chuyển sang những điểu dễ đạt được trong ngắn hạn, Facebook, Instagram, trò chơi điện tử,... những điều khiến chúng ta vui trong ngắn hạn. Nhưng việc học tập và làm việc sẽ là những phần thưởng lớn và dài hạn nếu chúng ta biết nỗ lực và cố gắng.

Your learning ability decides your earning capacity. - Nishant Kasibhatla

Quy tắc 20 giờ

Tác giả của quyển sách - The First 20 hours (Josh Kaufman) với video chia sẻ về 20 giờ đầu tiên để học những điều cơ bản của bất cứ kĩ năng gì với việc luyện tập. Tất cả những việc phải làm trong chia sẻ của tác giả được chia ra làm 4 bước:

1. Deconstruct the skill (tạm dịch: Tái cấu trúc lại kĩ năng)

Bất kể kĩ năng bạn đang định học là gì. Hãy phân tích nó ra thành những phần nhỏ, sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên học phần nào trước dựa vào mục tiêu và những gì bạn đã tìm hiểu để học được kĩ năng này.

Ví dụ: Khi bạn đang định học đàn guitar, bạn không cần phải học tất cả những kiến thức về đàn guitar để chơi được guitar. Bạn chỉ cần xác định bạn muốn học guitar để làm gì? Học để chơi những bài hát cơ bản đệm hát cho bản thân, hay học để chơi solo fingerstyle một bài hát nào đó, hay học để chơi guitar trong một ban nhạc rock 🎸.

2. Learn "enough" to self-correct (tạm dịch: Học "vừa đủ" để tự hoàn thiện)

Sau khi tìm những nguồn tài liệu về kĩ năng mà bạn muốn học, Hãy học vừa đủ để luyện tập lại, đừng lấy việc học ra để trì hoãn việc luyện tập, (Ví dụ: Tôi phải đọc hết cuốn sách này mới bắt đầu viết phần mềm), đừng làm việc đó, hãy đọc từng phần nhỏ, dừng lại và luyện tập những phần đó, học để xác định được lỗi, tự sửa lỗi và hoàn thiện những cái chưa đúng, tất cả chúng ta đều học được từ những sai lầm của bản thân mà 😇.

3. Remove all the practice barriers (tạm dịch: Loại bỏ những rào cản cho việc luyện tập)

Điện thoại, tivi, Twitter, Facebook, Instagram,... hay bất cứ thứ gì có thể khiến bạn mất tập trung cho việc luyện thì phải được bỏ hết. Bạn thực sự chỉ cần tập trung 45 phút mỗi ngày trong vòng 1 tháng để có thể học được một kĩ năng mới. Nó xứng đáng với những gì mà bạn đã cố gắng mà 🥰.

4. Practice, practice, and practice

Học, luyện tập, và tập trung ít nhất 20 tiếng để đạt được kĩ năng mà mình mong muốn 🤩!

Hết lí thuyết rồi, quay lại thực tế thôi! 👀

No-pic

Trong thực tế, để làm được tất cả mọi thứ không phải là dễ dàng, đặc biệt là khi chúng ta đang muốn học một kĩ năng khó, như lập trình 😂. Vậy khi đối mặt với một vấn đề khó, ngăn cản chúng ta tiến lên phía trước. Bạn chỉ cần tìm một cách nào đó khác để giải quyết vần đề nếu nó có tồn tại, cố gắng nhìn lại vấn đề ở mọi phía. Nếu vẫn không tìm ra cách, hãy nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh, lên internet,... Cuối cùng, sau tất cả nếu vẫn không tìm được cách thì cứ kệ nó 😅, hãy đi học những điều khác về kĩ năng mà bạn quan tâm.

(Đối với bản thân mình, khi mình có một vấn đề chưa giải quyết được, mình tự nhủ với bản thân là đã chưa cố gắng hết sức. Rồi mình vẫn kệ nó 🤔, nhưng sau đó mình vẫn sẽ quay lại và tiếp tục tìm cách để giải quyết nó, và nếu vẫn không tìm được cách, thì mình lại tự nhủ bản thân lần nữa, kệ nó và quay lại sau này) 😂. Việc kệ nó mình thấy cũng khá hay 😁 Thay vì cứ đâm đâm vào suy nghĩ chưa chắc đã tìm ra được cách (theo mình nghĩ cứ suy nghĩ suốt sẽ bị ngu muội ấy). Mình tìm thứ gì đó thoải mái hơn, dễ dàng hơn để học tiếp giúp đầu óc mình thoải mái thì sau này quay lại biết đâu mình lại nghĩ ra được một điều gì đó mới hơn.

Một vài tips khác

Hãy cố gắng hiểu những gì mình đang học và làm thay vì cố gắng nhớ nó. Não của chúng ta được thiết kế để nhớ "dai" hơn những thứ chúng ta hiểu so với những thứ mà chúng ta cố gắng để ghi nhớ.

Sau khi học một điều gì mới, hãy ghi chép, note lại những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần nhớ (những điều quan trọng không phải tất cả). Một điều chắc chắn là những thứ chúng ta đã học sẽ không bao giờ ở lại trong đầu nếu chúng không được sử dụng thường xuyên. Ghi chép cũng là một hình thức giúp bạn có thể nhớ lại, và cũng là một hình thức "output" những gì bạn đã "input" 🖋.

Cố gắng chia sẻ những gì bạn đã học được với những người xung quanh, bạn bè, gia đình, chia sẻ trên mạng xã hội cá nhân... Đó cũng là một cách để "output" những kiến thức mà bạn đã học. Khi bạn giải thích được cho người khác hiểu những gì bạn đã học, bạn càng tiếp thu được những kiến thức đó 👥.

Tìm một người giỏi (cực giỏi có thể là đứng đầu) về kĩ năng mà bạn đang định học, cố gắng phân tích quá trình mà học thành công, và nghiêm túc thực hiện quá trình đó cho bản thân. Đây cũng là một cách mà rất nhiều người đang áp dụng, nó giúp chúng ta tối ưu hoá những gì phải học và làm, tránh được những sai lầm để đi đến thành công ✨. Thực tế, trong văn hoá Nhật, có một concept được gọi là Shuhari miêu tả chính xác ý tưởng này.

No-pic

Kết lại, hãy bắt tay vào việc đi nào! 💪🏽

Tính tới hiện tại, bạn đã học được một điều gì đó trong bài viết này, hãy viết nó xuống ngay đi ✍🏼, viết vào điện thoại hay máy tính (công cụ mà bạn dùng để đọc bài viết này). Sau đó, xác định mình sẽ học gì tiếp theo, "xé" nó nhỏ ra, tìm tài liệu và bắt đầu lên kế hoạch để học và luyện tập tới khi nào bạn có được nó.

Bạn có thể giúp bản thân làm việc hiệu quả hơn bằng cách hãy đánh dấu vào lịch đặt báo thức hẹn giờ trong điện thoại mình để học và luyện tập. Càng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ càng thành công 🤙🏼. Chúc bạn may mắn 🍀!.